Dính thắng lưỡi ở trẻ và những điều ba mẹ cần biết.

Dính dây thắng lưỡi là một trong những dị tật bẩm sinh mà trẻ có thể mắc phải do dây thắng lưỡi bị ngắn và làm hạn chế những cử động bình thường của đầu lưỡi. Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ sơ sinh mắc phải dị tật này, với tỷ lệ ở bé trai nhiều hơn bé gái.

1. Dấu hiệu:

• Trẻ gặp khó khăn khi bú

• Thắng lưỡi của trẻ ngắn bất thường

• Lưỡi của con không thể di chuyển sang hai bên

• Không thể nâng lưỡi lên để có thể chạm vào hàm trên

• Với trẻ nhỏ, khi bé khóc, đầu lưỡi thường có dạng chữ V

• Lưỡi của bé không thể đưa ra khỏi hàm dưới

2. Tật thắng lưỡi có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ:

Dính thắng lưỡi tuy là một dị tật bẩm sinh không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện trễ sẽ gây ra một số ảnh hưởng sau:

• Ảnh hưởng thể chất: Dị tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến chức năng bú nuốt của trẻ. Trẻ lớn hơn thì ăn uống khó khăn do khi nuốt thức ăn lưỡi bị kéo lại, trẻ dần biếng ăn, chậm phát triển cân nặng.

• Ảnh hưởng ngôn ngữ: Khi trẻ bắt đầu tập nói sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm, trẻ không chỉ khó nói và còn nói ngọng, chậm nói.

• Ảnh hưởng thẩm mỹ: Hàm răng bị ảnh hưởng vì tật dính thắng lưỡi có thể đẩy răng cửa hàm dưới nghiêng, xô lệch.

3. Phân loại mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em:

Mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em thì cần phải dựa theo chiều dài của thắng lưỡi được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi, có các mức độ sau:

• Mức độ 1: Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm;

• Mức độ 2: Trẻ bị dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm;

• Mức độ 3: Trẻ bị dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm;

• Mức độ 4: Trẻ bị dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm.

Ngay khi phát hiện ra trẻ bị tật dính thắng lưỡi thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá chính xác mức độ dính thắng lưỡi xem có phải cắt hay không.

Thông thường, chỉ định cắt thắng lưỡi sẽ phụ thuộc vào mức độ bị dính nhiều hay ít và mức độ ảnh hưởng đến quá trình phát âm, bú mẹ của trẻ. Trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi nhiều và ảnh hưởng đến việc bú thì sẽ sẽ chỉ định cắt sớm, khi dính thắng lưỡi gây ra ảnh hưởng cho việc phát âm thì cần phải được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, đánh giá trước mổ để loại trừ các trường hợp gây phát âm khó khác ở trẻ.

Ba mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Phúc Hưng để được thăm khám, chẩn đoán khi thấy trẻ có biểu hiện của dính thắng lưỡi. Bệnh viện đa khoa Phúc Hưng có đội ngũ chuyên môn Nhi Khoa hỗ trợ tư vấn cho quý ba mẹ, khám và đưa ra cách chữa phù hợp cho trẻ.

 Để thăm khám, chẩn đoán về tình trạng bệnh, quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài 1900.099.915 để được hỗ trợ.

---------------------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚC HƯNG

Đặt hẹn khám: 1900.099.915

Cấp Cứu: 02553.713.555

Địa chỉ : 06 Cao Bá Quát, Tp.Quảng Ngãi