Hotline 1900.099.915 / 0255 3713555
banner
Tin Tức

Nguyên nhân chuột rút và làm gì khi bị chuột rút

Cách nhận biết bệnh chuột rút là hiện tượng co thắt cơ bắp dữ dội ở bộ phận cơ thể như tay, chân, đùi, bàn tay, cẳng chân khiến bệnh nhân đau đớn đến mức không thể cử động. Việc này sẽ càng nguy hiểm nếu bệnh nhân đang trong tình trạng lái xe, bơi lội vì có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.


1.Nguyên nhân:

  • Hạ canxi máu: Người bệnh có thể bị, chuột rút, hoa mắt, chóng mặt đặc biệt là mỗi khi thay đổi tư thế do canxi không được cung cấp đủ vào máu để thực hiện các hoạt động, phản ứng trong cơ thể. Canxi trong máu thiếu làm cho hàng loạt các chức năng về thần kinh, phản xạ cơ bắp, nhịp tim… bị rối loạn, thay đổi.

  • Đặc biệt mỗi khi bị hạ canxi máu, cơ thể sẽ tự động rút canxi ở xương để duy trì mức canxi trong máu, việc này nếu xảy ra liên tục sẽ dẫn đến tình trạng xốp xương, loãng xương.

  • Hoạt động tuyến giáp suy giảm: Rối loạn tuyến giáp trong tình trạng thời gian dài ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh, khả năng truyền thông tin suy giảm. Hiện tượng hay xuất hiện là những cơn đau buốt ở lưng, ngứa ngáy và đau nhức hay đôi khi là những cơn chuột rút.

  • Uống không đủ nước: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chuột rút là không đủ nước.

  • Ăn uống thiếu chất: Chuột rút xảy ra chủ yếu do thiếu canxi, magiê, kali và natri.

  • Không làm ấm cơ bắp: Khởi động trước khi tập luyện để làm ấm và kéo căng cơ bắp. Cần phải khởi động tối thiểu 10 phút. Sau khi tập cũng nên làm các bài tập kéo căng để thả lỏng cơ bắp.

  • Mang giày không thoải mái: Mang giày chật hoặc giày cao gót cũng dễ gây ra chuột rút

 

2.Các biện pháp khắc phục tại nhà:

  • Kéo căng: Đứng thẳng, uốn cong chân ngay đầu gối và kéo chân ngược về phía bụng. Giữ mắt cá hoặc gót chân. Để cân bằng dựa vào tường hoặc ngồi trên ghế. Nếu bị chuột rút cơ bắp chân, hãy đứng bằng chân, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối và ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút. Giữ yên trong 20 - 30 giây. 

  • Chích lể cơ bắp: Phương pháp này thường được áp dụng cho các vận động viên. Chỉ cần dùng một cây kim để chích vào chỗ bị chuột rút. Cẩn thận kẻo bị nhiễm trùng.

  • Xoa bóp: Có thể tự xoa bóp vào chỗ bị chuột rút để giảm căng cơ. Xoa bóp hay vuốt vùng cơ bị chuột rút, làm vùng da ấm lên, thao tác phải nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau. Có thể sử dụng một con lăn massage hoặc bóng tennis. Cũng có thể day ấn vào huyệt Thừa sơn ở sau bụng bắp chân cả hai bên cùng lúc.

  • Làm ấm: Làm ấm là cách hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và đau. Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu. Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút, theo The Siver Post.

  • Uốn cong ngón chân: Đây là cách dễ nhất để xử lý chuột rút ở bàn chân và ngón chân. Nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Có thể rất đau. Nhưng sẽ nhanh chóng hết bị chuột rút.

  • Đi chân trần: Một cách khác là đi chân trần trên sàn nhà, cử động các ngón chân, tì ngón chân lên sàn nhà và kéo căng ngón chân ra. Những bước đơn giản này sẽ tăng tốc độ lưu thông máu và giảm chuột rút.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng đến Bệnh viện Phúc Hưng để được các Bác Sĩ tư vấn, khám và điều trị.

Hotline: 1900.099.915

 

 

 

TAG: