banner
Tin Tức

Nhận viết và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ?

  • Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,.... Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 - 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.
  • Hầu hết các ca đậu mùa khi ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết, và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 - 3 ngày. Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.
  • Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn. Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.

2. Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm nguy hiểm thế nào?

Có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý:

  • Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút
  • Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh
  • Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ cần 5 -21 ngày mới có thể nhìn thấy. Khi đó, da bắt đầu chịu tổn thương. Song song với tổn thương da là tổn thương đường hô hấp hay niêm mạc tại mắt, mũi, miệng.

3. Phương án phòng ngừa hoặc xử lý khi phát hiện triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ:

ØNhững việc nên làm

  • Tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa để hạn chế nguy cơ mắc đậu mùa khỉ: Bệnh đậu mùa khỉ do một loại vi rút tương tự như bệnh đậu mùa gây ra. Vì thế, vaccine ngừa bệnh đậu mùa được cho là có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
  • Vệ sinh tay: Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có cồn, đặc biệt là trong các trường hợp như: tiếp xúc với người bệnh/nghi ngờ mắc bệnh, tay chạm vào bề mặt đồ vật ở nơi công cộng, trước khi ăn,…
  • Cập nhật thông tin thường xuyên: Cần chủ động cập nhật các thông tin về bệnh đậu mùa khỉ như số ca mắc bệnh tại địa phương sinh sống, dấu hiệu bệnh, cách điều trị đậu mùa khỉ,… Việc này có thể giúp bạn biết cách phòng bệnh, nhận ra dấu hiệu bệnh và có hướng xử lý nhanh, không hoảng loạn nếu có triệu chứng bệnh.
  • Không tiếp xúc gần, đặc biệt là không quan hệ tình dục với người đang có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ cho đến khi họ được bác sĩ thăm khám và xác định không mắc bệnh đậu mùa khỉ.
  • Tuân theo hướng dẫn phòng bệnh và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ từ cơ quan chức năng.

ØNhững việc không nên làm

  • Dùng chung giường, khăn tắm hoặc các vật dụng cá nhân,… với những người đang mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
  • Tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với những người nghi ngờ/xác định nhiễm virus đậu mùa khỉ.
  • Đến gần, tiếp xúc hoặc ăn các loài động vật hoang dã, không rõ nguồn gốc, có biểu hiện không khỏe.

 

Theo đó, một số trường hợp được khuyên cần đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị, bao gồm:

  • Các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao (người suy yếu miễn dịch, trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai…).
  • Bệnh có triệu chứng ngày càng nghiêm trọng: sốt cao không khỏi, mệt mỏi, hôn mê bất tỉnh, suy giảm nhận thức,…
  • Một lưu ý khác là với người bệnh, dù có hoặc không có áp dụng các cách điều trị đậu mùa khỉ thì cần cách ly với cộng đồng để tránh bệnh lây lan. Nên nghỉ ngơi đầy đủ, không căng thẳng hay lo lắng quá mức.

Người bệnh đậu mùa khỉ nên ăn uống đầy đủ, cố gắng bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để tránh trường hợp thiếu hụt chất dinh dưỡng. Việc ăn uống đầy đủ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng phục hồi.

 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng đến Bệnh viện Phúc Hưng để được các Bác Sĩ tư vấn, khám và điều trị.

Hotline: 1900.099.915

 


TAG: