Hotline 1900.099.915 / 0255 3713555
banner
Tin Tức

Hạ Canxi trong máu

Hạ canxi máu, hay còn gọi là hạ canxi đường huyết là tình trạng nồng độ canxi máu có giá trị thấp hơn giới hạn bình thường.

1.Triệu chứng:

*Trẻ em bị có thể biểu hiện các triệu chứng sau:

  • Kích thích hoặc ngủ gà, chậm chạp.
  • Bỏ bú, chán ăn.
  • Tăng phản xạ gân xương Co rút cơ
  • Co giật, run.

*Người lớn thường gặp các triệu chứng bao gồm:

  • Tăng phản xạ gân xương
  • Co thắt cơ
  • Chuột rút.
  • Co giật.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Rối loạn cảm giác bàn tay, bàn chân.
  • Đau thắt bụng.
  • Trầm cảm.

2.Nguyên nhân:

-Suy tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp có 4 tuyến nhỏ kích thước bằng hạt đậu phía sau tuyến giáp cổ. Hạ canxi máu xảy ra khi cơ thể không tạo đủ hormone tuyến cận giáp (PTH). Suy tuyến cận giáp xuất có thể do rối loạn di truyền hoặc đã phẫu thuật tuyến giáp.

-Thiếu vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, đảm các hoạt động diễn ra bình thường. Khi thiếu vitamin D trong cơ thể sẽ gây ra lượng canxi trong máu thấp (hạ canxi máu). Các nguyên nhân thiếu vitamin D: rối loạn di truyền, chế độ dinh dưỡng, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên.

-Suy thận: Hạ canxi máu trong suy thận mạn tính do nồng độ phốt pho trong máu tăng lên và thận giảm sản xuất 1,25-dihydroxy vitamin D.

-Một số loại thuốc: Sử dụng một số thuốc như thuốc ức chế tiêu xương (bisphosphonates, calcitonin, denosumab), corticosteroid, rifampin, calcitonin, chloroquine, cinacalcet, denosumab, foscarnet và plicamycin thời gian dài có thể gây hạ canxi máu.

-Bệnh giả suy tuyến cận giáp: Đây là rối loạn di truyền khiến cơ thể không đáp ứng đúng mức với lượng bình thường hormone tuyến cận giáp (PTH).

-Hạ protein máu: làm giảm lượng canxi gắn với protein, nhưng lượng canxi ion hóa không đổi, nên không biểu hiện triệu chứng hạ canxi máu trên lâm sàng (hạ canxi máu giả tạo).

-Các nguyên nhân khác: Nhiễm trùng huyết, tăng tiết calcitonin, tăng phản ứng tạo chelat trong lòng mạch, tăng phosphate máu, do thuốc, tăng lắng canxi ngoài lòng mạch,...

3.Cách điều trị:

  • Bổ sung canxi qua đường tĩnh mạch: được chỉ định đối với hạ canxi máu cấp. Đường tĩnh mạch sẽ giúp khôi phục và bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể một cách nhanh chóng.
  • Bổ sung canxi bằng đường uống
  • Theo dõi, giám sát của đội ngũ y tế.
  • Điều trị bệnh nền: đối với hạ canxi máu do bệnh nguyên trước đó

Bệnh hạ canxi máu nên và không nên ăn gì?

  1. Hạ canxi máu nên ăn

-Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa bò, phô mai, kem, sữa chua, sữa đậu nành,…

-Các loại cá béo và hải sản: Cá hồi, cá mòi, tôm, cua,…

-Rau xanh: Cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải brussels, bông cải xanh,…

-Các thực phẩm khác: Đậu hũ, nước cam ép, bột mì được bổ sung canxi và một số loại nước khoáng có chứa canxi.

  1. Hạ canxi không nên ăn:

-Hoạt chất này có nhiều trong cải bó xôi, củ cải đường, đậu nành, cà phê, sô cô la, cà chua, đậu phộng, lúa mạch, dưa hấu,…

-Các thực phẩm chứa nhiều phytate như các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu như đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương, bắp,… Nếu bạn sơ chế đậu kỹ, ngâm lâu trong nước hoặc áp dụng các phương pháp lên men thì hàm lượng phytate có thể giảm đi.

-Cà phê, trà, nước ngọt có ga và sô cô la.

-Muối ăn: Tiêu thụ nhiều muối có thể tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Do đó, bạn cần hạn chế lượng muối trong chế độ ăn để giảm nguy cơ hạ canxi máu.

Ngoài các thực phẩm cần tránh trên, mỗi người cần bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống nhiều cà phê,… Bởi chúng có tác dụng lợi tiểu sẽ đẩy canxi ra ngoài theo đường bài tiết trước khi cơ thể hấp thụ.

 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng đến Bệnh viện Phúc Hưng để được các Bác Sĩ tư vấn, khám và điều trị.

Hotline: 1900.099.915

 


TAG: